- Chiều dài: 207mm
- Chiều rộng: 66mm
- Độ dày: 34mm
- Cỡ hạt: 1000 grit
- Cân nặng: 500g
- Màu sắc: Đỏ nhạt
Mài dao là công việc tuy đơn giản nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều công phu, từ việc lựa đá cho đến kỹ thuật mài và hạ góc dao như thế nào để phù hợp với mục đích sử dụng. Đá mài Nhật Bản có rất nhiều hãng sản xuất cũng như chất lượng cũng đa dạng từ đá mài dành cho người dùng gia đình cho đến người dùng chuyên nghiệp.
King No.1000 với cỡ hạt 1000 thích hợp cho việc mài bén và lấy góc cho lưỡi dao
Đá mài phổ biến và thông dụng nhất hiện nay là đá mài nước, ngoài ra có đá mài dầu nhưng rất kén người sử dụng và giá thành thường rất cao so với đá mài nước. Sau khi chọn được loại đá thì công việc tiếp theo là lựa chọn độ nhám của đá (grit) phù hợp.
- Grit từ 120 đến dưới 800: dùng để mài khử mẻ và lấy góc cho lưỡi dao, dao đã bén rồi không nên mài bằng đá có độ nhám này vì nó sẽ gây ra tình trạng lưỡi dao bị răng cưa.
- Grit từ 800 đến 1200: dùng để mài bén lưỡi dao sau khi đã mài qua đá có độ nhám thấp hơn, nếu kỹ thuật mài tốt thì dao đã có thể sử dụng ở mức độ có thể chấp nhận được.
- Grit 2000 đến 4000: đá với độ nhám này có thể dùng mài hoàn thiện lưỡi dao, với mức độ này thì dao đã bén ngọt lịm. Với người dùng gia đình và không chuyên nghiệp thì có thể dừng ở mức độ này.
- Grit 6000 đến 8000: nếu đá 4000 chưa làm hài lòng bạn thì có thể tiếp tục mài với đá này, nó sẽ giúp bạn sở hữu con dao sắc lẹm và có thể soi gương. Đá dành cho đầu bếp chuyên nghiệp với những công việc cần độ bén cao.
- Grit 12000 đến 30000: dành cho những siêu đầu bếp lúc nào cũng giữ dao với độ bén mà nhìn vào đã lạnh gáy rồi, những viên đá này có giá thành rất cao mà không phải ai cũng có thể sở hữu.
Xem thêm